Cây lá móng là gì? Nguồn gốc của cây lá móng!

1. Cây lá móng là gì?

Cây lá móng có tên khoa học là Lawsonia inermis, cây còn có nhiều tên gọi khác là cây lá móng tay, cây thuốc mọi, móng tay nhuộm, lá móng, lựu mọi, thuốc mọi lá lựu, chỉ giáp hoa, phương tiên hoa, tán mạt hoa, khau thiên (Tày), kok khau khao youak, khoa thiên (Lào).

Cây lá móng - Lawsonia inermis
Cây lá móng – Lawsonia inermis

Cây lá móng có thân nhỏ (đường kính 3 cm), cao từ 3 – 4 m, da nhẵn (mọc hoang có gai ở đầu cành, không nhọn sắc). Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến lá đơn, nhỏ, hình trứng bầu dục nhưng đầu, cuống hơi dẹp, lá dài từ 3–7 cm, rộng 2–4 cm. Cụm hoa hình chùy mọc ở đầu cành, gồm nhiều hoa nhỏ màu trắng, đỏ hay vàng, thơm. Quả mang hình cầu to bằng quả hạt tiêu, không nứt, phía cuống có đài bao bọc, có 4 cạnh dọc, 4 ngăn, trong chứa nhiều hạt nhỏ, có cạnh góc, vỏ hạt dai, rất dày, phía dưới xốp.

Hoa và quả của cây lá móng
Hoa và quả của cây lá móng – Hình ảnh cây lá móng nhuộm tóc

2. Nguồn gốc của cây lá móng.

Cây lá móng có nguồn gốc ở vùng Bắc Mỹ, hoặc Tây Nam Á, được trồng rải rác ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Tây Nam Á, Ấn Độ, Bắc Phi,… để làm cảnh, lấy lá làm thuốc nhuộm và thuốc chữa bệnh.

Lá móng được sử dụng để nhuộm da, tóc, móng tay, da và len trong hàng ngàn năm nay. Lá móng phát triển tự nhiên ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và phía bắc Australasia ở các vùng bán khô cằn. Trên thế giới Ấn Độ là quốc gia sở hữu loại cây lá móng có chất lượng cao nhất trên thế giới. Lá móng còn được biết đến là một chất nhuộm tóc tự nhiên, nó có niên đại khoảng hơn 6.000 năm: Từ thời nữ hoàng Cleopatra, Nefertiti, và người La Mã cổ đại đã sử dụng lá móng làm thuốc nhuộm tóc.

Trong lịch sử, ở một số vùng núi của Việt Nam, các đồng bào dân tộc sử dụng cây lá móng để vẽ hình cơ thể hay nhuộm móng tay trong ngày Tết Đoan Ngọ.  Ở Lào Cai, các phụ nữ người Dao Đỏ thường sử dụng lá móng và lá chàm để nhuộm mái tóc có màu đen tự nhiên. Ngày nay, để tiện cho quá trình sử dụng cũng như bảo quản, lá móng được phơi khô tự nhiên và nghiền ra thành bột lá móng.

Ở Việt Nam, lá móng trồng rải rác quanh bờ rào, ở vườn nơi có nhiều ánh sáng, đất ẩm. Cây sinh trưởng mạnh vào mùa xuân – hè; rụng lá vào mùa đông, cây ra hoa quả hàng năm và có khả năng tái sinh sản vô tính mạnh. Về mùa đông, người ta thường cắt bớt cành để cây ra nhiều chồi nhánh.

Ở Việt Nam cây lá móng thường được trồng ở bờ rào, bờ ao
Ở Việt Nam cây lá móng thường được trồng ở bờ rào, bờ ao – Hình ảnh cây lá móng nhuộm tóc

Cây lá móng được trồng chủ yếu bằng bạt. Ngoài ra có thể giâm cành, nhưng kết quả không cao, hạt lá móng có vỏ dày, trước khi gieo cần ngâm vào nước ấm 50 độ trong 1 – 2h. Thông thường, hạt được gieo trong vườn ươm vào tháng 2 – 3, đến tháng 8 – 9 hoặc mùa xuân năm sau thì đánh cây con đi trồng.

Đất trồng lá móng phải đủ ẩm, không bị úng ngập, thường trồng theo hốc, cách nhau 2 – 3m. Có thể tận dụng đất bờ rào, bờ ao để trồng. Hàng năm, cần phát quang cỏ dại, xới xáo 1 – 2 lần, bón thúc bằng nước phân, nước giải pha loãng.

3. Công dụng của cây lá móng

Trong dân gian cây lá móng được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau: Làm thuốc nhuộm, làm các bài thuốc chữa bệnh,…

Tác dụng nhuộm màu:

Ở trạng thái tươi, lá móng chứa các heterosid khi thủy phân ( bởi men) cho chất lawsone với hàm lượng khoảng 1% ( tính theo dược liệu khô). Chất này kết tinh hình kim mảu đỏ cam, ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng. Lawsone khi liên kết với các protein trong tế bào da hoặc tóc sẽ cho ra màu nâu đỏ. Nhờ tính chất này nên lá móng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như là một loại thuốc nhuộm tự nhiên.

Bột lá móng được sử dụng để nhuộm tóc, nhuộm vải, nghệ thuật vẽ hình cơ thể,…

Bột lá móng dùng để nhuộm tóc, vẽ hình cơ thể
Bột lá móng dùng để nhuộm tóc, vẽ hình cơ thể

Tác dụng dược lý:

Năm 1961 Phòng đông y thực nghiệm Viện vi trùng Việt nam đã thí nghiệm tác dụng kháng sinh của lá móng tay thấy tác dụng kháng sinh của lá rất mạnh. Nước sắc có tác dụng kháng sinh đối với Tụ cầu 209 p (lcm), Typhi (l,2cm), Flexneri (0,8cm), Shiga (l,2cm), Sonnei (0,5cm), Subtilis (0,8), trực trùng Coli gây bênh (0,5cm), Coli bethesda (0,4cm).

Nhờ tác dụng khác sinh mạnh cây lá móng còn dùng chữa hắc lào, bệnh da vàng, bệnh hủi, lở loét. Người ta cho rằng lá móng tay có tác dụng làm cho tóc và móng tay chóng mọc. Lá tươi giã nát trộn với dấm thanh dùng để chữa bệnh ngoài da. Tại một số nước, người ta dùng vỏ thân cây làm thuốc chữa bệnh gan, bệnh tuỷ sống lưng, chữa tê bại nhức mỏi. Có khi còn dùng chữa kinh nguyệt không đều, có thể gây sẩy thai. Nhân dân Campuchia dùng cây lá móng để làm thuốc lợi niệu, chữa ho, viêm khí quản.

Mua giống cây lá móng ở đâu? Nơi bán cây lá móng

Cây lá móng thường được trồng ở bờ ao bờ rào cho nên bạn dễ tìm thấy xung quanh nơi mình sinh sống. Trên đây đã cung cấp thông tin cụ thể về cây lá móng hi vọng bạn sẽ tìm được chúng một cách dễ dàng.

Để khỏi mất công chế biến và tìm kiếm loài cây lá móng này bạn có thể đặt mua ngay tại đây: Bột lá móng nguyên chất – hiệu quả cao – an toàn cho mái tóc chắc khoẻ. >> Xem hướng dẫn nhuộm tóc bằng cây lá móng <<.

MUA BỘT LÁ MÓNG NGAY

Xem thêm:

Bí quyết sở hữu mái tóc đen chắc khỏe như người Dao đỏ

Hướng dẫn nhuộm tóc đen tại nhà bằng bột lá móng và bột lá chàm

6 Bài thuốc nhuộm tóc thảo dược an toàn cho chị em